ĐBQH: Trách nhiệm của cơ quan quản lý khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp khủng hoảng

admin
Trong phiên chất vấn ngày 8/6, đại biểu Sùng A Lềnh (Lào Cai) đề nghị Phó thủ tướng cho biết trách nhiệm các cơ quan quản lý Nhà nước khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp khủng hoảng?

Sáng 8/6, sau khi báo cáo một số vấn đề được đại biểu và cử tri quan tâm, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Đặt vấn đề tại phiên chất vấn, đại biểu Sùng A Lềnh (Lào Cai) cho rằng: Thời gian qua thị trường bất động sản đóng băng, doanh nghiệp bất động sản khó tiếp cận vốn; Thị trường trái phiếu doanh nghiệp khủng hoàng.

Theo đại biểu, nhiều doanh nghiệp bất động sản chậm thanh toán gốc và lãi trái phiếu, nhất là khi áp lực đáo hạn và trả lãi trái phiếu doanh nghiệp năm 2023 rất lớn. Khối lượng trái phiếu doanh nghiệp năm 2023 gần 290.000 tỷ đồng, trong đó quý III lớn nhất với 103.000 tỷ đồng.

ĐBQH: Trách nhiệm của cơ quan quản lý khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp khủng hoảng - Ảnh 1 Đại biểu Sùng A Lềnh - Đoàn ĐBQH tỉnh Lào Cai. (Ảnh: QH)

Việc này, theo đại biểu, đã gây bức xúc cho nhiều người dân, làm sụt giảm niềm tin thị trường và nhà đầu tư, nên việc huy động vốn từ phát hành trái phiếu thấp, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn xã hội.

Đại biểu "đề nghị Phó thủ tướng cho biết trách nhiệm các cơ quan quản lý Nhà nước về vấn đề này? Quan điểm chỉ đạo và giải pháp căn cơ nào để thúc đẩy phát triển an toàn, lành mạnh thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp?".

Trả lời, Phó thủ tướng Lê Minh Khái nêu, thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến điều hành kinh tế vĩ mô và hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp bị vướng xử lý trái phiếu có nguyên nhân đầu tiên là quản lý luân chuyển, sử dụng dòng tiền trong đòn bẩy tài chính chưa hợp lý. Một số trường hợp vi phạm, ngành công an đã điều tra, truy tố.

ĐBQH: Trách nhiệm của cơ quan quản lý khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp khủng hoảng - Ảnh 2 hó thủ tướng Lê Minh Khái.

Theo Phó thủ tướng, thị trường trái phiếu cũng chưa bền vững về cơ cấu, nghiêng về thị trường rủi ro như bất động sản. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sau đại dịch Covid-19 khó khăn về tài chính, nên thanh khoản của trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cũng rất khó khăn.

Phó Thủ tướng dẫn báo cáo của Bộ Tài chính, trái phiếu đến hạn thanh toán tính đến 31/12/2022 là 1,2 triệu tỷ đồng, trong đó đáo hạn của năm 2023 là 290.000 tỷ đồng, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thanh toán.

Cạnh đó, bất động sản cũng gặp nhiều khó khăn do nguyên nhân về pháp lý, cơ cấu sản phẩm như sản phẩm giá thấp ít, sản phẩm giá cao nhiều; năng lực chủ đầu tư.

Phó thủ tướng cho hay, Thủ tướng đã lập tổ công tác do hai Phó thủ tướng làm tổ trưởng để nghiên cứu, đánh giá những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, đưa ra giải pháp. Khi hai tổ công tác này có báo cáo, Chính phủ sẽ chỉ đạo để gỡ khó cho thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp, các cơ quan tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo hoạt động này minh bạch.

Phó thủ tướng cũng thông tin thêm, trong quý I/2023, các doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước đã ổn định tình hình, tiếp tục tháo gỡ khó khăn trên tinh thần doanh nghiệp có trách nhiệm theo hợp đồng dân sự, Nhà nước tham gia kiểm tra, kiểm soát để thúc đẩy thực hiện cam kết theo nghĩa vụ, nếu có vi phạm sẽ xử lý nghiêm, bảo vệ quyền lợi người dân, nhà đầu tư.

{