Ghềnh đá Nam Ô (thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng), được mệnh danh là dải lụa xanh của thành phố, thu hút người dân và du khách đến ngắm cảnh, chụp hình.
Ghềnh đá Nam Ô thuộc biển Nam Ô, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng. Nơi này cách trung tâm thành phố khoảng 17km về phía Tây Bắc. Đây là một Làng cổ nằm ở cửa ô (cửa thành) phía Nam của Đại Việt nên được gọi là Nam Ô.
Trước đây, Nam Ô không được nhiều người biết và tìm đến bởi địa hình khuất lấp bên vịnh Đà Nẵng, dưới chân đèo Hải Vân. Cứ thế, ngày qua ngày, Nam Ô gắn bó cùng người dân với nghề truyền thống đánh bắt hải sản và làm nước mắm.
Hiện nay, ghềnh đá Nam Ô là điểm đến check in của mọi du khách gần xa. Đặc biệt là những bạn có niềm đam mê du lịch thích khám phá những điều mới lạ, với những rạn đá phủ màu rêu xanh mướt, vươn mình ra biển khơi. Không chỉ người dân Đà Nẵng mà du khách bốn phương cũng tìm đến ghềnh Nam Ô để được ngắm nhìn tận mắt vẻ đẹp hoang sơ và yên bình.
Ghềnh đá Nam Ô cách trung tâm thành phố khoảng 17km về phía Tây BắcGhềnh đá Nam Ô vào những ngày đầu năm các tảng đá được phủ kín bởi một màu xanh.Vào những dịp đầu năm Ghềnh Nam Ô được khoác lên một màu xanh mướt bởi rêu.Khi thủy triều hạ, những thảm rêu xanh mướt bắt dần lộ ra, hòa quyện với nước biển trong xanh tạo nên vẻ đẹp hút hồn với những ai đặt chân đến đây.Đến với Ghềnh đá Nam Ô vào dịp hoàng hôn và bình minh là thời điểm đẹp nhất tại đây.Vào dịp rêu xanh ghềnh Nam Ô thường thu hút đông đảo người dân và du khách đến ngắm cảnh chụp ảnh.Vừa qua, UBND TP.Đà Nẵng vừa có quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết Công viên sinh thái ghềnh Nam Ô và Quảng trường phía Nam ghềnh Nam Ô.Theo UBND TP.Đà Nẵng việc hình thành công viên sinh thái và quảng trường công cộng để bảo vệ ghềnh Nam Ô, đồng thời tổ chức không gian công cộng kết hợp khai thác du lịch phục vụ người dân và du khách.Theo quy hoạch, công viên sinh thái ghềnh Nam Ô sẽ được bố trí tuyến đường đi dạo quanh ghềnh, trên tuyến bố trí các điểm không gian mở như sàn ngắm cảnh, sàn khai thác cảnh quan của ghềnh, các công trình dịch vụ, tiện ích phục vụ cho việc tham quan ghềnh của du khách.Diện tích quy hoạch hơn 21.000m2, trong đó công viên sinh thái ghềnh Nam Ô hơn 18.600m2, quảng trường phía Nam ghềnh Nam Ô hơn 2.400m2.
MBV và GPBank được dự kiến sẽ có lãi trở lại ngay trong năm 2025, trong khi đó các ngân hàng Vikki Bank, VCBNeo đã có những bước thay đổi lớn. Tất cả lãnh đạo ngân hàng đều tin tưởng quá trình tái cơ cấu sẽ sớm thành công.
Ngân hàng Bac A Bank (HNX: BAB) báo lãi quý 1/2025 tăng gần 8,3%. Đáng chú ý, nhà băng này có lần đầu tiên ghi nhận nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) vượt mốc 1.000 tỷ đồng.
Lợi nhuận ba tháng đầu năm của Vinamilk giảm tới 29% so với cùng kỳ trong bối cảnh doanh thu thị trường nội địa đóng góp tới 77% vào cơ cấu doanh thu ghi nhận sự giảm hai con số.
Tháng 5/2025, nhiều chính sách, quy định và thông tư mới được ban hành liên quan đến nhiều lĩnh vực.
Điều chỉnh tỷ lệ sở hữu cổ phần nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng
Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 đang đến gần, sân bay Tân Sơn Nhất trở thành "điểm nóng" khi nhu cầu đi lại bằng đường hàng không của người dân tăng cao. Trong đó, ngày cao điểm nhất, lượng khách qua sân bay này có thể lên đến 126.000 người.
TNG dự kiến chi gần 98,1 tỷ đồng trả phần cổ tức còn lại năm 2024 cho cổ đông với tỷ lệ thực hiện 8%, ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền là 15/5/2025.
Quý I/2025, Sacombank trích 195 tỷ đồng dự phòng rủi ro tín dụng, giảm khoảng 71% so với cùng kỳ. Theo đánh giá của VCBS, năm nay, áp lực trích lập dự phòng của ngân hàng ở mức thấp nhờ đã trích lập hầu hết cho trái phiếu VAMC. Cùng đó là chất lượng danh mục cho vay ổn định với các khoản nợ quá hạn và nợ tái cơ cấu giảm dần, rủi ro tập trung và nợ liên đới qua CIC ở mức thấp.