Chiến lược thang máy "quốc dân" dành cho gia đình Việt

admin
Được ví như một phương tiện giao thông theo chiều dọc, thang máy là một trong những thước đo tốc độ đô thị hóa và mức sống người dân của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, nhu cầu lắp đặt thang máy ngày càng gia tăng mạnh mẽ, mở ra cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các thương hiệu nhằm cung cấp ra thị trường các dòng sản phẩm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.

Thị trường đầy tiềm năng

Việt Nam được đánh giá là nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, đang trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Cùng với dân số hơn 98 triệu người, trong đó có 38% dân số sống ở thành thị (số liệu năm 2020) và dự báo sẽ tăng lên 60% vào năm 2050. Đô thị hóa không chỉ chuyển dịch về không gian đô thị, không gian kinh tế mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Với tốc độ gia tăng dân số và đô thị hóa thuộc TOP đầu trên thế giới, nhu cầu lắp đặt thang máy cũng từ đó tăng cao, đưa đất nước chúng ta trở thành một thị trường đầy tiềm năng.

anh-1-1683619223.jpeg
Tốc độ đô thị hóa mở ra tiềm năng của ngành thang máy.

Theo thống kê, nhu cầu sử dụng thang máy tại Việt Nam hàng năm có thể lên đến hơn 10.000 đơn vị. Con số này cho thấy nước ta là mảnh đất đầy hấp dẫn trong lĩnh vực thang máy.

Sau thời gian đầu chỉ đóng vai trò là các công xưởng sản xuất cho các thương hiệu đến từ Đông Á hay châu Âu thì khoảng chục năm trở lại đây, kể từ khi được đưa vào danh mục các mặt hàng đã sản xuất được trong nước, các doanh nghiệp sản xuất thang máy trong nước bắt đầu trỗi dậy nhằm chiếm lĩnh phân khúc riêng, từng bước chinh phục thị trường.

Thang máy “quốc dân”: Chiến lược giành thị phần của doanh nghiệp nội

Thị trường thang máy Việt Nam hiện nay đang là một thị trường tiềm năng và còn nhiều dư địa phát triển; cùng với đó là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp ngoại và doanh nghiệp nội, cũng như giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau.

Ông Phạm Văn Phú, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP thang máy FUJIALPHA – một doanh nghiệp có gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực này cho biết số lượng doanh nghiệp thang máy Việt Nam hiện nay là rất lớn, gồm các doanh nghiệp sản xuất, phân phối, lắp đặt và bảo trì…

anh-2-1683619299.jpegCác nhà máy sản xuất thang máy được đầu tư với dây chuyền hiện đại

Để giành lợi thế trên “sân nhà”, các doanh nghiệp nội cần có chiến lược phát triển phù hợp. Đầu tư nghiêm túc với mục tiêu bền vững là con đường duy nhất để các doanh nghiệp thang máy Việt Nam khẳng định tên tuổi và giành thị phần. Bên cạnh sản phẩm chất lượng, mẫu mã đa dạng, những đòi hỏi về mặt trải nghiệm từ người sử dụng cũng đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp thang máy khi đầu tư tối ưu hóa công tác lắp đặt, bảo trì. Các công ty nếu chỉ bán hàng, sau đó thuê lắp đặt sẽ không kiểm soát được chất lượng, cam kết bảo hành được lâu dài.

Ngoài ra, theo ông Phú, việc đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa phân khúc cũng chính là chiến lược quan trọng. Bởi thang máy là sản phẩm công nghệ hiện đại không thể thiếu trong các công trình cao tầng. Hiện nay, tại các gia đình có số tầng cao từ 4, 5 tầng trở lên, việc lắp đặt thang máy cũng trở nên phổ biến, vừa tạo sự tiện nghi cho việc di chuyển, vừa nâng tầm giá trị ngôi nhà, khẳng định vị thế gia chủ.

Xu hướng lắp đặt thang máy gia đình ngày càng phổ biến, nhất là đối với những ngôi nhà có thiết kế nhiều tầng, đông người, có người già, trẻ nhỏ và đặc biệt là căn nhà xây với mục đích thương mại như kinh doanh, cho thuê (nhà phố, shophouse)…

anh-3-1683619381.jpeg
Dịch vụ bảo hành - bảo trì chuyên nghiệp là một thế mạnh giúp gia tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thang máy.

“Nắm bắt được xu hướng và thị hiếu của người tiêu dùng sẽ quyết định đến chiến lược phát triển. Đơn cử như với FUJIALPHA, chúng tôi không chỉ cung cấp các dòng thang cho các tòa cao ốc và các hộ gia đình mà còn cung cấp dịch vụ lắp đặt, bảo trì trọn gói. Sắp tới, chúng tôi sẽ ra mắt dòng thang quốc dân dành cho mọi nhà với tính kinh tế cao để phù hợp với túi tiền của người dân, chất lượng đảm bảo, mẫu mã phong phú...

Ngoài ra, với hệ sinh thái đa dạng, chúng tôi không chỉ bán sản phẩm mà còn cung cấp dịch vụ đem lại trải nghiệm tốt cho khách hàng, tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh”, ông Phú chia sẻ.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp nội trong các lĩnh vực sản xuất khác nhau như hàng tiêu dùng, điện tử… đã định vị thương hiệu trên thị trường nhờ những sản phẩm “quốc dân”. Chiến lược này không chỉ giúp các doanh nghiệp tự tìm chỗ đứng cho riêng mình mà còn góp phần tích cực vào việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Với một thị trường tiềm năng như ngành sản xuất thang máy tại Việt Nam chính là cánh cửa mở rộng để các doanh nghiệp nội bước vào để xây dựng thương hiệu và chiếm vị thế “chủ nhà”.

Theo Khoa học Giáo dục

{